1. Điện thoại có camera phân giải cao chụp hình càng nét: Độ phân giải trên camera là số điểm ảnh trên cảm biến. Số điểm ảnh càng cao cho phép rửa ảnh kích thước lớn không bị rạn. ảnh có sắc nét hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ống kính, chất lượng cảm biến và tay chụp của người dùng.Đa số camera điện thoại hiện nay có kết cấu quang học giống với máy ảnh du lịch chụp phim trước đây: ống kính tiêu cự rất ngắn và lấy nét toàn bộ hình ảnh nằm ngoài tiêu cự. Cùng độ phân giải nhưng camera có khả năng thay đổi tiêu cự tự động cao cấp tạo được hiệu ứng xoá mờ chuyên nghiệp, giúp hình ảnh trông sắc nét hơn. Cảm biến chất lượng tốt cho ảnh ít bị"muỗi" (nhiễu do ghi nhận không đúng tín hiệu ánh sáng) trong điều kiện thiếu sáng.
2. Virus phá điện thoại như đã làm với máy tính: Virus bản chất là những đoạn mã máy tính. Như vậy, chúng cần có môi trường hoạt động riêng của mình mới có thể thực thi được. Điện thoại khác với máy tính cả về chip, tài nguyên bộ nhớ, môi trường hệ điều hành. Vì thế, một chú virus lưu lạc đến điện thoại qua thẻ nhớ không thể tự động thực thi vì cơ chế làm việc khác nhau. Chúng cũng chỉ nằm im một chỗ, không tự thực hiện các hành vi phá hoại điện thoại, gây treo máy,đánh cắp thông tin, ... như đã làm trên máy tính.
3. Thường xuyên làm vệ sinh máysẽ hoạt động tốt: Trên thực tế, người dùng không cần thường xuyên tháo tung chiếc điện thoại ra để lau chùi. Lý do chính yếu là ngoài điện thoại Nokia có thể tháo lắp vỏ, hầu hết các sản phẩmđều có kết cấu chắc chắn và người dùng không thể can thiệp được nhiều. Việc lau chùi có khi"lợi bất cập hại" nếu đẩy bụi bẩn vào những kẽ nhỏ như khe cắm thẻ nhớ hoặc lọt vào bên trong máy.Trong trường hợp máy bị dính bẩn hay lý do đặc biệt nào khác, hãy làm công việc này thật nhẹ nhàng với bút lông và vải mềm.
4. Dùng cồn lau rửa cho "dế": Đây là lời khuyên đầy tính mạo hiểm. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa như cồn, xà phòng khi vệ sinh điện thoại nếu bạn không là thợ sửa chuyên nghiệp. Hoá chất này có độ tẩy và bốc hơi rất mạnh. Nếu thao tác không khéo có thể gây trục trặc màn hình LCD, làm mờ mực in trên thân máy hoặc bàn phím hoặc vô tình "thổi" bay chiếc tem bảo hành quý giá.Các cửa hàng vi tính hoặc dịch vụ điện thoại thường bán loại hoá chất dành riêng cho lau rửa đồ điện tử. Giá bán mỗi bộ kit (gồm khăn lau, bóng thổi bụi, chổi quét và dung dịch tẩy rửa) khoảng 45.000 đồng
5. Sấy khô điện thoại bị ngấm nước: Nhiều người sau khi đánh rơi điện thoại xuống nước đã khiến tình trạng tồi tệ thêm với chiếc máy sấy hoặc để chú "dế" yêu của mình vào nơi nhiệt độ cao để làm khô. Như vậy, chiếc điện thoại phải đối mặt với cả 2 kẻ thù truyền kiếp: Sự ẩm ướt và nhiệt độ cao. Hai yếu tố này có thể làm chiếc điện thoại của bạn không thể cứu vãn được nữaNếubị điện thoại rơi xuống nước, bạncần tháo pin máy thật nhanh, nếucó thể thì bỏ cả vỏ máy, sau đó mang đến cửa hàng dịch vụ sửa chữa càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bị rơi xuống biển hoặc hoá chất khác, chiếc điện thoại cần được "tắm" lại lần nữa bằng nước sạch. Sau đó làm khô bằng cách cho vào túi có chất hútẩm như silicagel hoặc gạo rang khô.
6. Cài đặt lại toàn bộ nhiều lần sẽ làm hỏng máy: Chế độ cài đặt lại toàn bộ (Hard reset hoặc Master reset) là tính năng đưa điện thoạivề trạng thái mặc định của nhà sản xuất khi xuất xưởng. Với điện thoại thông thường, công việc này đơn thuần là xoá toàn bộ những cài đặt do người dùng tuỳ biến. Dòng điện thoại thông minh có thêm công đoạn cài đặt lại những phần mềm hệ thống ban đầu, tương tự như cài đặt hệđiều hành trên máy tính.Tác hại duy nhất của việc Hard Reset là xoá toàn bộ thông tin của người dùng, gồm cả sổ danh bạ, tin nhắn, ghi chép và thông tin cá nhân, cài đặt email, GPRS, MMS, ... Vì thế, nhà sản xuất thường để tính năng này được kích hoạt bằng một tổ hợp phím đặc biệt. Người dùng cần chú ý backup dữ liệu trước khi tiến hành.
7. Tháo thẻ nhớ không cần tắt máy: Những model điện thoại đờimới thường thiết kế khe cắm thẻ nhớ tiện dụng, cho phép người dùng tháo lắp mà không cần tháo pin hoặc thẻ SIM. Tuy nhiên, tháo lắp thường xuyên có thể gây hại cho thẻ. Smartphone sử dụng hệ điều hành thường cho phép nhiều phần mềm chạy song song, người dùng có thể không nhìn thấy các phần mềm đang đọc/ghitrên thẻ khi hoạt động ở chế độ nền. Nếu tháo thẻ nhớ trong khi có phần mềm đang sử dụng có thể làm hỏng file dữ liệu, thậm chíhỏng cả định dạng thẻ (lỗi corrupt).Hầu hết các điện thoại đều có chức năng bỏ thẻ nhớ (Remove mem. card) gần giống như Safely remove hardware trêntháo ổ USB máy tính. Điện thoại dùng Windows Mobile không có tính năng này nhưng người dùngcó thể chuyển máy về chế độ Standby trước khi lấy thẻ nhớ ra. Tháo lắp thẻ đúng cách có thể tăng tuổi thọ của chúng lên khá nhiều. Thiết kế của thẻ nhớ cho phép đọc/ghi trung bình khoảng 10.000 lần và 1.000 lần format.